Trang chủ » ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA XÂY NHÀ MÁI NGHIÊNG

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA XÂY NHÀ MÁI NGHIÊNG

Mái nghiêng là một kiểu thiết kế đã có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay. Mái nghiêng có những ưu nhược điểm gì? Có nên xây nhà mái nghiêng không? Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây cùng với 9PLUS nhé!

Nhà mái nghiêng (mái dốc) là gì?

Nhà mái nghiêng (mái dốc) là kiểu nhà ở có phần mái đưa ra khỏi thân nhà từ 60 đến 150cm để làm nổi bật hình khối kiến trúc đặc trưng. Đây là kiểu mái nhà được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Ưu điểm nhà mái nghiêng đem lại

Tính thẩm mỹ

Thiết kế nghiêng để lộ ra phần diện tích mái lớn hơn so với những ngôi nhà mái bằng. Nhờ vậy, các KTS có thể linh hoạt lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và vật liệu giúp công trình xây dựng trở nên đẹp mắt và ấn tượng. 

Chi phí đầu tư hợp lý

Vật liệu phổ biến thường được sử dụng để xây dựng mái nghiêng là gạch ngói, tôn và gỗ. Những sản phẩm này có giá thành tương đối rẻ, dao động từ khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu đồng cho 1m2. Bởi vậy, lựa chọn thiết kế mái nghiêng sẽ là một giải pháp giúp tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng cho ngôi nhà của bạn.

Thời gian thi công nhanh 

Mái nghiêng thường có cấu trúc tương đối đơn giản với hai bộ phận là phần khung và phần mái. Quá trình xây dựng, các kỹ sư sẽ cố định phần khung với thân nhà, sau đó lắp đặt vật liệu mái lên phía trên. Cách làm này giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công so với cách đổ mái bê tông cốt thép truyền thống. 

Dễ thoát nước, chống thấm, chống dột

Độ dốc cao giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn so với những cách thiết kế khác. Việc hạn chế tình trạng ùn ứ nước mưa trên mái nhà trong một khoảng thời gian dài cũng cải thiện độ bền của vật liệu xây dựng, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi hiện tượng nấm mốc, thấm nước gây khó chịu cho cuộc sống của gia chủ. 

Hạn chế – Nhược điểm của nhà mái nghiêng

Lắp đặt, tháo dỡ, sửa chữa khó khăn

Do mái có độ nghiêng, việc lắp đặt, tháo dỡ hay sửa chữa thường gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm. Bởi vậy, chủ nhà không nên tự ý tác động lên mái mà cần yêu cầu sự trợ giúp từ kỹ sư – những người có kỹ năng và phương tiện chuyên dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình xây dựng, sửa chữa. 

Hạn chế về không gian

Chiều cao một số phòng ở tại điểm đi xuống của mái sẽ thấp hơn so các khu vực khác trong nhà. Hạn chế này sẽ khiến cho không gian sinh hoạt bị hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như trải nghiệm sống của gia đình. 

Diện tích mái không được tận dụng 

Độ cao không đồng đều khiến mái nghiêng không thể tận dụng để sử dụng vào một số mục đích khác như làm sân phơi, vườn cây, sân thể thao,…. Vì vậy, không gian sinh hoạt của gia chủ sẽ bị cắt giảm đi một phần khá lớn so với những ngôi nhà mái bằng. 

Bài viết liên quan
Đối với quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, thì thời tiết nóng là không thể tránh khỏi, đặc biệt các tỉnh thành phía Nam nhiệt độ trung bình 26oC khí hậu nóng ẩm quanh năm. Chúng ta giải quyết cái nóng bằng cách lắp đặt điều hòa nhiệt độ, tuy nhiên đòi hỏi chi phí cho năng lượng điện và bảo trì thường xuyên, và làm con người bị hạn chế với không khí tự nhiên, trừ khi đi ra ngoài trời.
Lắp đặt thang máy nhỏ đang dần phổ biến trong xây dựng nhà ở dân dụng. Đặc biệt với những căn nhà được xây dựng nhiều tầng thì việc đi lại cũng là một vấn đề cần tính toán nếu gia đình có người lớn tuổi hoặc trẻ em. Việc lắp đặt thang máy khiến gia chủ thuận tiện hơn nhiều trong di chuyển và sinh hoạt